Luật Thanh tra (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua

Ngày 14/1/2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV đã biểu quyết thông qua 06 dự thảo luật (gồm: Luật Dầu khí (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện; Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)), trong đó Luật Thanh tra (sửa đổi) được Quốc hội thông qua với 459/471 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 92,17% tổng số đại biểu Quốc hội)Luật Thanh tra (sửa đổi), gồm 8 Chương, 118 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2023 thay thế cho Luật Thanh tra số 56/2010/QH12 hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Luật Thanh tra (sửa đổi) có hiệu lực thi hành. Chủ tịch nước sẽ ký Lệnh công bố Luật Thanh tra (sửa đổi) là 15 ngày, kể từ ngày Luật được Quốc hội thông qua.

Theo Luật Thanh tra (sửa đổi): “Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý Nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật”. Luật Thanh tra (sửa đổi) lần này sẽ có nhiều điểm mới so với Luật Thanh tra năm 2010 như: quy định  thành lập thanh tra tổng cục, cục thuộc bộ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; UBND tỉnh được quyết định thành lập thanh tra sở; Quy định rõ thời gian ban hành kết luận thanh tra…

Tin liên quan

Dữ liệu đang được cập nhật...