Ủy ban nhân dân

Trên 99% cử tri Tiên Phước thống nhất với Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và thành lập thành phố Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng

Thế Hậu 21/04/2025 08:25

Thực hiện Kế hoạch số 2922/KH-UBND ngày 11/4/2025 của UBND tỉnh Quảng Nam về triển khai sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; trong 2 ngày 19 và 20/4/2025; huyện Tiên Phước đã tổ chức lấy ý kiến cử tri về chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính với 18.502 cử tri đại diện hộ gia đình tham gia lấy ý kiến; tỷ lệ 98,98%.

Cử tri điền vào phiếu lấy ý kiến về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã
Cử tri điền vào phiếu lấy ý kiến về đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã

Theo đó có 18.389 cử tri thống nhất về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỷ lệ 99,39%; 18.436 cử tri thống nhất về Đề án thành lập thành phố Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, tỷ lệ 99,64.%

491402979_689466266766423_1939488537255182941_n.jpg

Theo nội dung Đề án, huyện Tiên Phước sắp xếp lại có 5 xã. Tên gọi mới và trung tâm hành chính mới của các xã dự kiến như sau:

1. Sáp nhập xã: Thị trấn Tiên Kỳ (diện tích tự nhiên: 8,379 km2; dân số: 9.545 người); xã Tiên Mỹ (diện tích tự nhiên: 19,55 km2; dân số: 6.702 người); xã Tiên Lộc (diện tích tự nhiên: 13,13 km2; dân số: 4.707 người). Lấy tên Tiên Phước 1 . Đặt trung tâm hành chính tại Tiên Kỳ.

Lý do nhập 3 xã này: Căn cứ tình hình thực tiễn của địa phương thực hiện sáp nhập các đơn vị hành chính xã liền kề có địa giới hành chính tiếp giáp nhau, có các tuyến đường thông thương nhau như: ĐH3.TP (Tiên Kỳ- Tiên Lộc), ĐT616 (Tiên Kỳ - Tiên Mỹ).

Đồng thời, đảm bảo tương đồng các điều kiện quy định về quy mô dân số, diện tích và phù hợp khu vực vùng theo bản đồ địa giới hành chính. Tạo vùng động lực cho các xã mới sau sáp nhập phát triển nên phân bổ đồng đều giữa các nhóm xã xen kẽ để có điều kiện hỗ trợ nhau phát triển tốt hơn sau sắp xếp.

2. Sáp nhập xã: Tiên Phong (diện tích tự nhiên: 20,95 km2; dân số: 4.743 người), Tiên Thọ (diện tích tự nhiên: 25,75 km2; dân số: 7.147 người), Tiên Lập (diện tích tự nhiên: 25,37 km2; dân số: 3.710 người). Lấy tên Tiên Phước 2. Trụ sở tại Tiên Thọ

Lý do nhập 3 xã này: Ba xã có địa giới hành chính tiếp giáp nhau, có các tuyến đường thông thương nhau. Đồng thời, đảm bảo tương đồng các điều kiện quy định về quy mô dân số, diện tích và phù hợp khu vực vùng theo bản đồ địa giới hành chính. Tạo vùng động lực cho các xã mới sau sáp nhập phát triển nên phân bổ đồng đều giữa các nhóm xã xen kẽ để có điều kiện phát triển tốt hơn sau sắp xếp. Ba xã này nằm ở phía Đông của huyện Tiên Phước, có sự tương đồng về đời sống văn hóa, lịch sử. Sáp nhập 3 xã này tạo điều kiện thúc đẩy khu vực Tiên Lập phát triển.

3. Sáp nhập xã: Tiên Sơn (diện tích tự nhiên: 40,11 km2; dân số: 7.370 người), Tiên Hà (diện tích tự nhiên: 37,62 km2; dân số: 4.610 người), Tiên Châu (diện tích tự nhiên: 41,01 km2; dân số: 5.628 người). Lấy tên Tiên Phước 3. Trụ sở đặt tại Tiên Sơn

Lý do nhập 3 xã này: Ba xã này có địa giới hành chính tiếp giáp nhau, có các tuyến đường thông thương nhau. Đồng thời, đảm bảo tương đồng các điều kiện quy định về quy mô dân số, diện tích và phù hợp khu vực vùng theo bản đồ địa giới hành chính. Tạo vùng động lực cho các xã mới sau sáp nhập phát triển nên phân bổ đồng đều giữa các nhóm xã xen kẽ để có điều kiện phát triển tốt hơn sau sắp xếp. 3 xã này nằm ở phía Bắc của huyện Tiên Phước, có sự tương đồng về kinh tế, xã hội, văn hóa.

4. Sáp nhập xã: Tiên An (diện tích tự nhiên: 25,18 km2; dân số: 4.890 người), Tiên Cảnh (diện tích tự nhiên: 37,35 km2; dân số: 11.468 người), xã Tiên Hiệp (diện tích tự nhiên: 37,23 km2; dân số: 4.919 người). Lấy tên Tiên Phước 4. Trụ sở tại Tiên Hiệp

Lý do nhập 3 xã này: Có địa giới hành chính tiếp giáp nhau, có các tuyến đường thông thương nhau. Đồng thời, đảm bảo tương đồng các điều kiện quy định về quy mô dân số, diện tích và phù hợp khu vực vùng theo bản đồ địa giới hành chính.

Tạo vùng động lực cho các xã mới sau sáp nhập phát triển nên phân bổ đồng đều giữa các nhóm xã xen kẽ để có điều kiện phát triển tốt hơn sau sắp xếp. Tiên An-Tiên Hiệp-Tiên Cảnh là 3 xã nằm phía Nam của huyện Tiên Phước, có sự tương đồng về kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử.

Bên cạnh đó, hiện nay Đề án phát triển du lịch Làng văn hóa du lịch Làng cổ Lộc Yên - Thạnh Bình giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030 đang triển khai thực hiện, sáp nhập để mở rộng không gian phát triển du lịch gắn với danh thắng Hang Dơi - Tiên An.

5. Sáp nhập xã: Tiên Lãnh (diện tích tự nhiên: 74,9 km2; dân số: 7.000 người), Tiên Ngọc (diện tích tự nhiên: 49 km2; dân số: 2.928 người). Lấy tên Tiên Phước 5. Trụ sở tại Tiên Lãnh

Lý do nhập 2 xã này: Vì có địa giới hành chính tiếp giáp nhau, có các tuyến đường thông thương nhau. Đồng thời, đảm bảo tương đồng các điều kiện quy định về quy mô dân số, diện tích và phù hợp khu vực vùng theo bản đồ địa giới hành chính. Tiên Lãnh-Tiên Ngọc là 2 xã nằm phía Tây của huyện Tiên Phước, có sự tương đồng về kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử.

492123304_689450950101288_7330211284215660931_n.jpg

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh tại Công văn số 3196/UBND-NCKS ngày 20/4/2025 về việc đề xuất lại tên gọi đơn vị hành chính dự kiến sau sắp xếp; hiện nay huyện Tiên Phước đang thảo luận, đề xuất lại tên gọi cho phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương.

Thế Hậu