ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ THÁNG 10-2024
A. ĐỊNH HƯỚNG SINH HOẠT CHI BỘ
Các cấp ủy, chi bộ lựa chọn những nội dung trong Tài liệu sinh hoạt tháng 10/2024 để sinh hoạt chi bộ. Tập trung tuyên truyền, thông tin các nội dung:
1. Thông tin thời sự về tình hình thế giới, trong nước, trong tỉnh; sinh hoạt chính trị, tư tưởng và tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, địa phương; Trong đó, đặc biệt tập trung tuyên truyền kỷ niệm: 148 năm Ngày sinh Quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng (01/10/1876-01/10/2024). Tuyên truyền kỷ niệm ngày truyền thống của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ, các tổ chức chính trị xã hội.
2. Tuyên truyền những kết quả đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị của huyện và địa phương trong tháng 9, nhiệm vụ trọng tâm tháng 10 năm 2024.
3. Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước; cổ vũ, nhân rộng các tập thể, cá nhân gương điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực đến cán bộ, đảng viên và Nhân dân.
4. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về công tác đối ngoại, thông tin đối ngoại; công tác bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của Nhân dân trong thực hiện các quy định về an toàn giao thông; phòng, chống dịch bệnh,… chủ động đấu tranh phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, xuyên tạc, làm thất bại mọi âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch,...
B. THÔNG TIN, THỜI SỰ:
I. Thông tin thời sự quốc tế, trong nước và tỉnh.
Các TCCS Đảng sử dụng Thông báo nội bộ do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phát hành.
II. Đề cương tuyên truyền
- Chào mừng kỷ niệm 148 năm ngày sinh Quyền Chủ tich nước, Huỳnh Thúc Kháng ( 01/10/1876-01/10/2024)
GIA TỘC CỤ HUỲNH THÚC KHÁNG
Phạm Văn Đốc – TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện

Hình ảnh: nhà lưu niệm cụ Huỳnh Thúc Kháng
1. Tộc Huỳnh trên đất Thạnh Bình
Thạnh Bình là một làng thuộc tổng Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, tỉnh Quảng Nam (nay là thôn 1 xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Cư dân tộc Huỳnh được coi là những vị thủy tổ đến đây khai sơn phá thạch để lập nên làng Thạnh Bình ngày nay. Cư dân quần tụ trên một vùng đất bình địa, trù phú; phía nam là dãy núi Nà Lá án ngữ, tây nam là ngọn núi Sơn Ve sừng sững, tiếp dẫn phía tây là dãy núi Nà Răm nối tiếp đỉnh Diều Độ và Cửa Rừng (679 m); phía đông là dòng sông Tiên cuồn cuộn chảy; phía bắc là các làng Lộc Yên và An Sơn - Thủy Lập của xã Tiên Cảnh.
Theo truyền khẩu và một số ghi chép trên các gia phả thì những cư dân trên vùng đất Thạnh Bình cũng như các vùng quê khác ở huyện Hà Đông xưa có nguồn gốc thân tộc từ các tỉnh phía bắc miền Trung chuyển đến đây sinh cơ lập nghiệp từ khoảng thế kỷ XIV - XV (thời Trần - Lê), khi quân Chămpa bị đẩy lui khỏi địa bàn tỉnh Quảng Nam ngày nay.
Theo thạc sĩ Huỳnh Thị Diễm Diễm là người cháu gọi Cụ Huỳnh là ông Nội chú, trong bài “Gia tộc Huỳnh và Huỳnh Thúc Kháng” của cuốn sách Thân thế và sự nghiệp cụ Huỳnh Thúc Kháng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2012) có ghi: “Thủy tổ của tộc Huỳnh là ông Huỳnh Phước Tiên và vợ là Nguyễn Thị Nham từ Nghệ An vào đây lập nghiệp. Nhưng phải đến đời thứ sáu, đến ông Huỳnh Văn Xuyến mới được xem là tiền hiền - người có công khai khẩn, tạo dựng, lập ra làng Thạnh Bình.
Tiền hiền Huỳnh Văn Xuyến có ba người con trai, ba cuộc đời, ba số phận khác nhau. Ông Huỳnh Văn Lập, một người văn hay chữ tốt, luôn đề cao việc học, lấy làm trọng. Ông Huỳnh Văn Xuân, cần cù, chăm chỉ, thủ phận với nghề nông, với cái cuốc, cái cày. Ông Huỳnh Văn Thơ thì ngược lại, giàu có, cuộc sống sung sướng, an nhàn.
Riêng ông Huỳnh Văn Lập - một trong những người con thuộc hậu duệ thứ bảy của gia tộc Huỳnh, có 5 người con trai: Huỳnh Văn Đốc, Huỳnh Văn Thúc, Huỳnh Văn Phương, Huỳnh Văn Phi, Huỳnh Văn Vận. Ông Huỳnh Văn Phương (hiệu Tấn Hữu), người thứ ba kế thừa truyền thống lễ nghĩa, Nho giáo của gia đình. Ông kết hôn cùng bà Nguyễn Thị Tình, em gái của Nguyễn Đình Tựu, một gia đình danh gia vọng tộc ở làng Hội An (xã Tiên Châu, huyện Tiên Phước) sinh được năm người con trai và ba người con gái. Hai anh trai đầu và hai người em trai cuối không may chết sớm vì bị bệnh đậu mùa. Người con trai thứ ba có tên là Thước, khi đi học lấy tên Huỳnh Hanh, nhờ đi học xa nên may mắn thoát chết. Như vậy, đến Huỳnh Hanh, về sau đổi tên là Huỳnh Thúc Kháng là hậu duệ thuộc đời thứ chín của gia tộc họ Huỳnh”.
Năm 1895, Huỳnh Thúc Kháng kết hôn với cô thôn nữ Nguyễn Thị Sắt (sinh năm 1881) là con gái út của cụ Bá Trứ, quê ở làng Đại Đồng là thầy dạy học của Huỳnh Thúc Kháng. Sau 8 năm về làm dâu nhà ông Huỳnh Văn Phương và bà Nguyễn Thị Tình, bà Nguyễn Thị Sắt đã sinh hạ con gái đầu lòng đặt tên là Huỳnh Thị Yến (hiệu Xuân Lan). Năm 1908, bà sinh người con thứ hai đặt tên là Huỳnh Thị Kình (hiệu Thu Cúc). Từ nhà tù Côn Lôn, Huỳnh Thúc Kháng gửi thơ về cho vợ, trong đó có hai câu: Không trai thì gái cũng vừa Chị em Trưng nữ tiếng giờ còn thơm Vì chỉ có 2 cô con gái nên bà Nguyễn Thị Sắt bàn với gia tộc cưới vợ cho chồng. Năm 1924, bà Nguyễn Thị Sắt cưới vợ hai cho chồng là bà Nguyễn Thị Chưởng người cùng làng, sau gần 10 năm chung sống vẫn chưa có con, năm 1927 bà Chưởng có ra Huế thăm chồng và ở lại đến năm 1933 thì bệnh nặng và qua đời tại Huế. Các cô em gái của Cụ Huỳnh đã lập gia đình và sinh con, nhưng chẳng may đều qua đời sớm. Cho đến nay, trải qua thời gian dài chiến tranh nên vẫn chưa tìm được phần mộ của bà Nguyễn Thị Chưởng và một số danh tính trong thân tộc chỉ có truyền khẩu và không thấy có cơ sở tư liệu khác hoặc ngược lại…
2. Tộc Huỳnh với quê hương Thạnh Bình và cách mạng
Những người đi mở cõi mang trong lòng ý chí và truyền thống văn hóa nghìn năm của cha ông từ bắc miền Trung truyền vào, cộng thêm sự căm ghét chiến tranh, áp bức bóc lột, mong ước cuộc sống thanh bình. Do vậy, trong buổi đầu đến vùng đất mới khai sơn phá thạch trong điều kiện hết sức khó khăn, xa các trung tâm thị trấn, thị tứ của huyện, tỉnh, giao thông cách trở, phải thường xuyên đấu tranh chống chọi với thú dữ, bệnh tật nơi rừng thiêng nước độc nên đã hun đúc trong cộng đồng làng xã tinh thần đoàn kết, ý chí can trường, tính tình cần cù, bộc trực, mộc mạc, quê mùa nhưng trọng thiện chí và chính nghĩa. Chính vì vậy đã tạo nên những con người của tộc Huỳnh tài năng và đức độ mang đặc trưng của miền trung du xứ Quảng.
Trải qua thời gian dài dưới chế độ phong kiến như “đêm trường trung cổ” rồi đến thực dân Pháp xâm lược đã gây ra cho đồng bào ta biết bao nỗi thống khổ. Vì vậy khắp nơi nhân dân tìm cách vùng dậy khởi nghĩa phá chế độ thực dân, phong kiến, giành lại độc lập, tự do.
Trong những năm 1906 -1908, phong trào Duy tân do Cụ Phan khởi xướng đã bùng lên khắp nơi. Trong đó bà con tộc Huỳnh ở làng Thạnh Bình luôn là những người tiên phong thực hiện phong trào Duy tân hết sức sôi nổi, hào hứng như tham gia việc dạy và học chữ Quốc ngữ, rồi Cụ Huỳnh lập thương học công ty, tham gia xây dựng văn hóa mới như cắt tóc ngắn, mặc âu phục, cải thiện điều kiện ăn ở hợp vệ sinh, bài trừ hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan..
Năm 1941, Huỳnh Hóa, người con của tộc Huỳnh đã sớm giác ngộ cách mạng, gia nhập chi bộ Đảng Cộng sản ở làng Thạnh Bình do đồng chí Phạm Bằng làm Bí thư (Phạm Bằng, Đào Trợ, Lê Quyên, Huỳnh Hóa), đây là tổ chức đảng tiền thân của Đảng bộ huyện Tiên Phước. Như vậy, từ đây nhân dân Thạnh Bình nói chung và tộc Huỳnh ở đây nói riêng đã cùng với cả huyện, cả tỉnh, cả nước chung vai góp sức gánh vác trọng trách của Đảng giao phó, bền bỉ, kiên quyết đấu tranh với kẻ thù.
Năm 1945, khi thời cơ giành chính quyền đã chín muồi, tổ Việt Minh ở làng Thạnh Bình nhanh chóng tập hợp đông đảo bà con trong tộc Huỳnh và bà con nhân dân ở Thạnh Bình nhất tề xông lên làm cuộc cách mạng giành chính quyền về tay nhân dân. Từ nhà ông Phạm Bằng ở làng Thạnh Bình là điểm xuất phát đầu tiên của quần chúng nhân dân trên địa bàn huyện với giáo mác, gậy gộc trong tay tiến về huyện để giải tán chính quyền phong kiến huyện mục ruỗng, giành chính quyền về tay nhân dân trong đêm 18/8/1945 và ngày 19/8/1945, thành lập chính quyền cách mạng huyện do Phạm Bằng - người con ưu tú của làng Thạnh Bình làm Chủ tịch.
Năm 1946, Huỳnh Thúc Kháng - người con ưu tú của tộc Huỳnh tham gia Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gánh vác những nhiệm vụ to lớn của Đảng và Chính phủ giao phó, cũng là nhiệm vụ của non sông đất nước.
Trong 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Thạnh Bình với địa thế lợi hại về mặt quân sự và được sự ủng hộ của nhân dân nên Khu ủy 5 tin tưởng và chọn làm nơi đặt công binh xưởng QB 150 để chế tạo vũ khí trong những năm 1949 - 1951.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bà con tộc Huỳnh một lần nữa cùng cả huyện, cả tỉnh và cả nước kiên trì chịu đựng gian khổ và gìn giữ, phát triển phong trào cách mạng. Khi Mỹ - ngụy rào làng lập ấp chiến lược, đôn quân, bắt lính, đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật…đã gây ra cho nhân dân ta ở miền Nam nói chung cũng như bà con tộc Huỳnh nói riêng rất nhiều khó khăn.
Tuy vậy, khi trên quê hương có phong trào cách mạng dấy lên, nhiều người con tộc Huỳnh đã đứng vào hàng ngũ của Đảng để tham gia đấu tranh kiên quyết với kẻ thù như: Huỳnh Hóa, Huỳnh Sắc, Huỳnh Chi, Huỳnh Trân, Huỳnh Chữ… Sau ngày hòa bình lập lại đến nay, gia tộc Huỳnh ra sức động viên con cháu hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, chăm lo xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh trật tự trong làng xóm, tộc họ. Nhất là chăm lo giáo dục cho con cháu. Nhiều con cháu tộc Huỳnh là sinh viên đại học, cao đẳng trở lên, một số người đỗ thạc sĩ, tiến sĩ. Có những con em đã được tu nghiệp ở nước ngoài và công tác tại các trường đại học lớn của đất nước.
Đến nay, khuôn viên nhà lưu niệm của Cụ Huỳnh xưa được con cháu tộc Huỳnh và chính quyền sở tại gìn giữ cẩn thận, đây là địa chỉ văn hóa lịch sử cấp quốc gia là điểm tham quan cho du khách trong và ngoài địa phương kể cả du khách nước ngoài về một miền đất và người giàu tính hiếu học, giàu lòng yêu nước, mến khách và yêu chuộng hòa bình.
Có thể nói rằng, trải qua những thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, tộc Huỳnh và những người con ưu tú của tộc Huỳnh ở Thạnh Bình với bản lĩnh, phong cách riêng cùng hòa giữa lòng dân tộc để cùng gánh chịu những mất mát đau thương, đói đau lạnh lạt cùng với nhân dân cả nước trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống xâm lược bảo vệ Tổ quốc. Tiêu biểu người chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng, người con ưu tú của tộc Huỳnh đã bị giặc Pháp cầm tù 13 năm ở Côn Đảo, có lúc các đảng phái phản động ra sức lôi kéo, thế nhưng bằng ý chí và nghị lực của con người thanh liêm một đời luôn vì nước, vì dân, Cụ Huỳnh đã vượt lên tất cả. Khi Cụ Huỳnh tạ thế (ngày 21/4/1947) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết trong thư gửi toàn thể đồng bào: “…Cụ Huỳnh là người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước, mà trước đây Cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo. Mười mấy năm trường, gian nan cực khổ, nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ Huỳnh chẳng những không sờn lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người mà giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan.
Cả đời cụ Huỳnh không cầu danh vị, không cầu lợi lộc, không thèm làm giàu, không thèm làm quan. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập”.
- Lý luận và thực tiễn
MỘT SỐ KẾT QUẢ CĂN BẢN TRONG THỰC HIỆN
NGHỊ QUYẾT HUYỆN UỶ 9 THÁNG ĐẦU NĂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2024
Phan Văn Dương - Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ
Trong 9 tháng đầu, các cấp uỷ từ huyện đến cơ sở tập trung lãnh đạo hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Nghị quyết Huyện uỷ năm 2024. Điểm lại một số kết quả có tính nổi trội, tạo xung lực để hoàn thành nhiệm vụ chính trị năm 2024:
Công tác xây dựng nông thôn mới, ở cấp xã năm nay có thêm 02 xã (Tiên Lập, Tiên Lãnh) được UBND tỉnh công nhận, đến nay hoàn thành 14/14 xã đạt nông thôn mới, thị trấn Tiên Kỳ đã được công nhận đô thị văn minh vào tháng 8/2024; hoàn thành 24/77 thôn nông thôn mới kiểu mẫu (năm 2024: 6 thôn); 02 xã Tiên Cảnh và Tiên Phong hoàn thành việc xây dựng xã nông thôn mới nâng cao và được UBND tỉnh quyết định công nhận, xã Tiên Mỹ đã hoàn thành và đang đề nghị UBND tỉnh ra quyết định công nhận. Đối với việc xây dựng huyện nông thôn mới, đến nay đã hoàn thành 9/9 tiêu chí, đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo UBND tỉnh để trình Chính phủ phê chuẩn.
Như vậy, đến nay nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới như Nghị quyết đề ra xem như đã đạt một cách ngoạn mục, chỉ còn chờ kết quả tỉnh trình Chính phủ công nhận nữa là hoàn thành chặng đường hơn 10 năm khát vọng (2011-2024) của Đảng bộ và Nhân dân Tiên Phước.
Cùng với công tác xây dựng nông thôn mới, lĩnh vực thu hút vốn đầu tư vào huyện ta năm 2024 cũng rất nhộn nhịp, ngoài các dự án lớn của Trung ương, của tỉnh triển khai trên địa bàn huyện gần 1.000 tỷ đồng (Dự án Liên kết vùng, Hồ chứa nước Hố Khế, Suối Thỏ, Mò Ó…) thì các nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, phát triển khu sản xuất tập trung gắn với vùng nguyên liệu OCOP và các nguồn vốn sự nghiệp khác cũng xấp xỉ 100 tỷ được đầu tư vào huyện ta năm nay. Kinh tế vườn, kinh tế trang trại thực hiện theo Nghị quyết 35 của HĐND tỉnh tiếp tục được tăng diện tích, chất lượng tốt; sản lượng măng cụt, lòn bon, sầu riêng, bưởi da xanh… năm nay tăng khá, đã tạo ra nguồn thu lớn cho Nhân dân, nhất là các xã Tiên Mỹ, Tiên Châu, Tiên Cảnh, Tiên Kỳ, Tiên Hiệp …
Thu ngân sách địa phương 9 tháng đầu năm đạt khá so với cùng kỳ, đạt 726.885,8 triệu đồng, đạt 107,3%. Các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, các công trình phúc lợi phục vụ nông thôn mới phát huy hiệu quả rất tốt.
UBND huyện chỉ đạo thành lập Hợp tác xã làm du lịch cộng đồng tại thôn Lộc Yên, xã Tiên Cảnh; phục dựng Lễ hội Kỳ Yên tại xã Tiên Châu để thu hút khách du lịch. Lần đầu tiên trong nhiều năm, Tiên Phước thu từ du lịch đạt gần 2 tỷ đồng với 2500 lượt khách.
Về tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện luôn được giữ vững ổn định.
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đạt được kết quả tốt; Ban Thường vụ Huyện uỷ tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục tư tưởng gắn với bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng theo tinh thần Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị; tổ chức quán triệt các quy định mới của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về công tác xây dựng Đảng; mở 09 lớp lý luận chính trị với 485 học viên tham dự; tổng kết mô hình học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2023, xây dựng kế hoạch học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 với mô hình “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Tiên Phước, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển huyện Tiên Phước nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII”.
Phát triển 57 đảng viên mới, đạt 66% chỉ tiêu; tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn với lãnh đạo thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, đơn vị. Đã hoàn thành bước đầu việc sắp xếp đơn vị hành chính xã Tiên Sơn, Tiên Cẩm theo Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 12/9/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.
Luật Dân chủ được triển khai đồng bộ và thực chất tạo được sự đoàn kết thống nhất cao trong các tầng lớp Nhân dân.
Chín tháng đầu năm 2024 tuy còn khó khăn về nhiều mặt, nhưng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị đã đem lại nhiều kết quả đáng mừng.
Giải pháp về một số nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024:
Khối lượng công việc 3 tháng cuối năm 2024 còn khá lớn và không ít khó khăn, các cấp uỷ, tổ chức đảng từ huyện đến cơ sở cần quyết tâm để hoàn thành.
1. Tập trung rà soát lại các chỉ tiêu Nghị quyết năm 2024 và các nhiệm vụ phát sinh theo chỉ đạo của tỉnh và các kết luận của Ban Thường vụ Huyện uỷ để có kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện đạt kết quả cao nhất.
2. Lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội: cần tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục, chỉ tiêu cuối cùng về nhiệm vụ xây dựng huyện nông thôn mới gắn với việc xác lập hồ sơ trình tỉnh, Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới (1); Khởi động dự án Vùng nguyên liệu sản phẩm OCOP măng cụt, sầu riêng, bưởi da xanh… theo Dự án của Trung ương và Khu sản xuất tập trung Tiên Châu - Tiên Hà (2); Đẩy nhanh nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn sản xuất và các nguồn vốn sự nghiệp khác năm 2022, 2023 kéo dài và kế hoạch vốn năm 2024 đạt kết quả cao (3); Tăng cường chỉ đạo thực hiện hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm của Trung ương, tỉnh và huyện làm chủ đầu tư như: Tuyến đường Liên kết vùng miền Trung đi qua các xã Tiên Phong, Tiên Mỹ, Tiên Cảnh, Tiên Hiệp; Các dự án Hồ chứa nước Hố Khế, Xai Mưa - Tiên Lãnh, Suối Thỏ - Tiên Phong và Mò Ó - Tiên Lập… và các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và giá trị văn hoá khác. Tổ chức chu đáo Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024); Chăm lo chu đáo về an sinh xã hội; Chủ động phòng chống các dịch bệnh mùa Đông (5).
Hoàn thành việc sáp nhập đơn vị hành chính Tiên Sơn và Tiên Cẩm khi có quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (6); Tăng cường thực hiện cải cách hành chính và chuyển đổi số trong công tác quản lý, điều hành và trong giao dịch của người dân (7); Tăng cường nhiệm vụ, giải pháp đẩy lùi tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma tuý và đánh bạc trong các nơi tập trung hiếu, hỉ. Tăng cường trấn áp các loại tội phạm, đảm bảo ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong những tháng cuối năm; Chuẩn bị chu đáo các điều kiện cho công tác tuyển quân năm 2025 (8).
3. Tập trung lãnh đạo toàn diện, sâu sát, hiệu quả công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tổ chức đảng và người đứng đầu cấp uỷ về thực hiện Nghị quyết 35-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới (9). Tăng cường chỉ đạo thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 202-KH/HU, ngày 03/5/2024 của Ban Thường vụ Huyện uỷ về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về xây dựng, phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Tiên Phước, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám đổi mới sáng tạo, góp phần phát triển huyện Tiên Phước nhanh và bền vững, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII” (10). Lãnh đạo triển khai thực hiện đúng Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 09/5/2024 của Bộ Chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới (11). Tập trung lãnh đạo hoàn thành việc tổ chức bộ máy cán bộ tại xã Tiên Sơn (xã mới) khi có quyết định của cấp trên và công tác cán bộ các cấp gắn với lãnh đạo, chỉ đạo công tác đại hội Đảng cấp cơ sở tiến tới Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVIII theo tinh thần chỉ đạo tại Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 50-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Chỉ thị số 26-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện uỷ (11). Tập trung lãnh đạo tăng cường công tác dân vận khéo trên các lĩnh vực và nhiệm vụ trọng tâm đã nêu gắn với phát huy dân chủ ở cơ sở; Lãnh đạo tốt Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong xây dựng Tiên Phước ngày càng giàu mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII (12).
Với khát vọng xây dựng Tiên Phước hoàn thành huyện nông thôn mới vào cuối năm nay và tiếp tục các định hướng lớn ở những năm tiếp theo. Do vậy, việc hoàn thành nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024 trong thời điểm này là vô cùng quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với phát triển của huyện ta.
Ban Thường vụ Huyện uỷ mong muốn các cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ, người lao động và Nhân dân toàn huyện đoàn kết, thống nhất quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2024.
KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỪ HỘI THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN GIỎI VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
Trần Thị Thu Ba - UVTV, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy, Giám đốc TTCT huyện
Nhằm thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30-CT/TW ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư, chỉ đạo của Tỉnh ủy Quảng Nam, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch số 216-KH/HU, ngày 12/7/2024 tổ chức Hội thi tuyên truyền viên giỏi về công tác tuyên truyền miệng năm 2024. Hội thi diễn ra trong 2 ngày: 18 -19/9/2024. Đến dự khai mạc có đồng chí Trần Khắc Thắng, Phó trưởng ban trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, đồng chí Phạm Văn Đốc, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, đồng chí Phan Văn Dương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban tổ chức Hội thi; Lãnh đạo BTV Huyện ủy, Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận, các cơ quan liên quan, Bí thư, phó bí thư các tổ chức cơ sở Đảng; sự hiện diện của 15 đơn vị dự Hội thi với 29 thí sinh đến từ Đảng ủy 15 xã, thị trấn và hơn 250 cổ động viên có mặt để cổ vũ Hội thi.

Đ.c: Phạm Văn Đốc, TUV- Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện phát biểu khai mạc Hội thi.

Đ.c: Phạm Văn Đốc, TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện – Đ.c: Phan Văn Dương, PBT Huyện ủy, Trưởng Ban tổ chức Hội thi trao cờ lưu niệm cho các đơn vị về tham gia Hội thi..
Hầu hết các thí sinh dự thi đã chuẩn bị chu đáo đề cương thuyết trình, đảm bảo bố cục, thời gian, đối tượng tuyên truyền; nội dung bám sát chủ đề của Hội thi theo quy chế; chuẩn bị khá tốt cho phần thi thuyết trình, hình ảnh minh họa phong phú, hấp dẫn, lôi cuốn người nghe; kỹ năng thuyết trình tốt, chuyển tải đầy đủ nội dung tuyên truyền, có liên hệ thực tiễn của địa phương làm sáng tỏ thêm những vấn đề được nêu ra trong nội dung thuyết trình; đa số thí sinh thoát ly tài liệu, kết hợp với các hình thức tuyên truyền qua video clip, trình chiếu PowerPoint bảo đảm chất lượng, tạo sự thu hút đối với người nghe; phần thi năng khiếu các đơn vị, thí sinh tham gia dự thi đều có sự chuẩn bị, đầu tư rất công phu từ kịch bản, biên đạo, đạo cụ, trang phục, biểu diễn; năng khiếu của thí sinh được thể hiện thông qua nhiều hình thức phong phú như: hát, múa, hoạt cảnh... tuy không chuyên nhưng các tuyên truyền viên đã mang đến nhiều tiết mục rất chất lượng, để lại ấn tượng tốt cho người xem.


Bên cạnh những ưu điểm nổi bật nêu trên, trong từng phần thi còn có những hạn chế nhất định như: Một vài thi sinh chuẩn bị đề cương tuyên truyền chưa đáp ứng theo đúng quy chế hội thi (từ việc chọn chủ đề, bố cục nội dung, dẫn chứng, giải pháp, thời gian, đối tượng tuyên truyền); một số chuyên đề còn nặng về nhận thức chung, chưa có nhiều sự kiện, hoạt động thực tiễn sinh động mang tính thời sự để thuyết phục người nghe, khơi gợi suy nghĩ, thúc đẩy hành động vì mục tiêu, nhiệm vụ chung. Một số thí sinh khi trình bày chưa thật sự khoa học, thiếu tính thuyết phục, còn bám đề cương; nội dung truyền tải chưa sát với đối tượng người nghe; thiếu điểm nhấn, thiếu tính thuyết phục.
Qua chấm chọn, Ban Tổ chức Hội thi đã quyết định trao giải thưởng cho 6 tập thể, 11 cá nhân.

* Giải tập thể:
- Giải nhất: Đảng ủy thị trấn Tiên Kỳ
- Giải nhì: Đảng ủy xã Tiên Hà, xã Tiên Mỹ
- Giải ba: Đảng ủy xã Tiên Thọ, xã Tiên Cảnh, xã Tiên Lộc
* Giải cá nhân:
- Giải nhất: tuyên truyền viên Đinh Thị Lợi.
- Giải nhì: gồm các tuyên truyền viên: Nguyễn Văn Quang, Lê Trà Nguyên Thão.
- Giải ba: gồm các tuyên truyền viên: Thái Thị Diễm Quyên, Nguyễn Thị Luyến, Nguyễn Văn Tình.
- Giải khuyến khích: gồm các tuyên truyền viên: Phạm Thị Bình, Huỳnh Văn Trường, Trần Thị Mỹ Lộc, Đỗ Thị Bảo Khuyên, Huỳnh Tấn Dũng.
Từ thực tiễn cuộc thi, Ban tổ chức Hội thi rút ra được một số kinh nghiệm, đó là:
- Phát huy tốt vai trò của Ban Tuyên giáo Huyện ủy trong việc tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy chủ trì, trực tiếp lãnh đạo các tổ chức cơ sở Đảng tập trung triển khai thực hiện thông qua việc ban hành văn bản chỉ đạo và tổ chức nhiều cuộc họp quán triệt, kiểm tra nhắc nhở theo tiến độ; chú trọng việc lựa chọn những tuyên truyền viên xuất sắc để bồi dưỡng, hướng dẫn nội dung dự thi.
- Quy chế, thể lệ thi được bàn bạc kỹ trong tập thể, quy định đầy đủ, chặt chẽ về đối tượng dự thi, nội dung thi, nhiệm vụ Ban tổ chức, Ban giám khảo, việc chấp hành của thí sinh, trách nhiệm các tổ chức cơ sở Đảng và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan. Mỗi đơn vị dự thi đều cử ít nhất 15 cổ động viên (phần lớn là tuyên truyền viên cơ sở) tham dự không chỉ động viên, cổ vũ người dự thi, mà cũng là cách thức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trực tiếp cho các tuyên truyền viên. Góp phần lan tỏa trong cán bộ, đảng viên về các nội dung quan trọng cần tuyên truyền ở từng địa phương.
- Đồng chí Phó bí thư Thường trực Huyện ủy làm Trưởng Ban tổ chức Hội thi nên việc chỉ đạo sâu sát, cơ sở chấp hành nghiêm túc, triển khai chu đáo hơn. Ban giám khảo được bố trí các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong việc tham gia Hội thi, công tâm, khách quan nên kết quả chấm thi, xét chọn, đề xuất Ban tổ chức Hội thi quyết định trao giải tập thể, cá nhân nhận được sự đồng tình cao.
- Tham gia Hội thi phần lớn thí sinh trẻ tuổi nên đây cũng là dịp để lãnh đạo huyện và cơ sở phát hiện, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ tuyên truyền viên trẻ, qua đó nâng cao chất lượng tuyên truyền trong Đảng, cơ quan, đơn vị đến đoàn, hội viên và nhân dân.
Hội thi tuyên truyền viên giỏi về công tác tuyên truyền miệng năm 2024 đã thành công tốt đẹp. Thông qua Hội thi, tạo điều kiện để đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở học tập, nghiên cứu, trao đổi, rèn luyện, trau dồi kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác tuyên truyền miệng; giới thiệu những mô hình, điển hình tiên tiến, cách làm hay, gương người tốt, việc tốt trên địa bàn huyện; góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin tình hình thời sự, chính trị đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Để đáp ứng được những yêu cầu trong công tác tuyên truyền miệng của Đảng, thời gian tới Ban Tuyên giáo Huyện ủy tiếp tục tham mưu Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng, cơ quan, địa phương chú trọng thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như sau:
Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, cấp ủy, cán bộ, đảng viên về vị trí, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng. Tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 05/02/2024 của Ban Bí thư nhằm làm chuyển biến tích cực về nhận thức của cấp ủy các cấp, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng và hoạt động tuyên truyền, từ đó nâng cao trách nhiệm, thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường kiểm tra, giám sát để phát huy thế mạnh, hiệu quả của loại hình tuyên truyền miệng trong tình hình mới.
Đổi mới phương thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng, đáp ứng nhanh chóng, kịp thời nhu cầu tiếp cận nguồn thông tin chính xác, đầy đủ, tin cậy của cán bộ, đảng viên, Nhân dân; nâng cao sức thuyết phục của hoạt động tuyên truyền miệng, nhất là trước những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm tác động đến nhận thức, tư tưởng, hành động của các tầng lớp nhân dân. Tăng cường phân công tuyên tuyên viên thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền miệng đến từng chi bộ, cơ quan, đơn vị; chủ động nắm bắt diễn biến tình hình xã hội trước những vấn đề thời cuộc đang đặt ra liên quan đến đất nước và địa phương để kịp thời cung cấp thông tin chính thống, định hướng tư tưởng trong nội bộ và nhân dân, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng và sự đồng thuận trong xã hội.
Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, cập nhật kiến thức cho đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở, nhất là nghiệp vụ tuyên truyền miệng, kỹ năng đối thoại, kỹ năng nắm bắt dư luận xã hội, kỹ năng tiếp cận, thu thập, xử lý thông tin để hình thành nội dung tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng cụ thể, nhằm nâng cao trình độ lý luận và chuyên môn nghiệp vụ, phát huy vai trò của đội ngũ tuyên truyền viên trong công tác tư tưởng - văn hóa của Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
TIÊN PHƯỚC ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 9/9 TIÊU CHÍ HUYỆN NÔNG THÔN MỚI
Trầm Quế Hương - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện

Xây dựng Nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, theo nguyên tắc “Nông thôn mới là nền tảng, tái cơ cấu nông nghiệp là căn bản, Nhân dân là chủ thể ”.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, việc triển khai thực hiện, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Phước đã thực sự trở thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp trong toàn huyện, được cả hệ thống chính trị và đông đảo Nhân dân nhiệt tình hưởng ứng, tích cực tham gia; cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, xây dựng; diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch, đẹp hơn. Các chương trình, đề án, mô hình liên kết, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp được triển khai mạnh mẽ, mang lại hiệu quả; cơ cấu kinh tế được chuyển dịch tích cực, đúng định hướng; số hộ nghèo giảm, đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Kể từ khi bắt tay vào xây dựng nông nông thôn mới năm 2011, bình quân tiêu chí nông thôn mới của huyện đạt 3,02 tiêu chí/xã, hầu hết các xã đều đạt dưới 4 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người đạt 07 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo 22,4%; cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông kiên cố hóa đạt 12%, kênh mương loại 3 kiên cố hóa đạt 4,6%, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 76,2%, tỷ lệ các trường đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới đạt 6,4%, hầu hết các trường đều thiếu sân chơi cho học sinh, thiếu các phòng chức năng. Mạng lưới chợ còn rất hạn chế, trong tổng số 6 xã với 6 điểm chợ có đến 5 điểm chợ là chợ tạm. Về thông tin truyền thông, có 12/108 thôn có dịch vụ internet với 5 điểm truy cập. Nhà kiên cố, đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng là 9.368 căn, chiếm 57%; nhà bán kiên cố, chưa đạt chuẩn là 7.072 căn, chiếm 43%; 14 xã/14 xã Trạm Y tế xuống cấp không đạt chuẩn Tiêu chí nông thôn mới. Ý thức tự bảo vệ sức khỏe của người dân còn hạn chế, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt 46,11%. Đến năm 2011, số thôn được công nhận đạt chuẩn thôn văn hóa là 78/108 thôn (sau sáp nhập còn 77 thôn); tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh chỉ đạt 45,42%. Hộ gia đình có nhà vệ sinh 60,2%. Chất thải, nước thải được xử lý 55,43%. Chưa có mô hình liên kết chuỗi giá trị, toàn huyện có 8 hợp tác xã hoạt động cầm chừng.
Trước những khó khăn, thách thức lớn, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, sự nỗ lực của toàn thể Nhân dân trong toàn huyện, kinh tế - xã hội huyện Tiên Phước có bước phát triển nhanh. Tính đến thời điểm hiện nay, chương trình xây dựng Nông thôn mới đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất theo giá so sánh bình quân 10 năm luôn duy trì ở mức khá cao, giai đoạn 2010 - 2015 tăng trưởng bình quân đạt 10,51%; giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng bình quân đạt 7,29%, giai đoạn 2020- 2024 đạt 6,38%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; tỷ lệ việc làm qua đào tạo có việc làm đạt 78,83% (trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 30,23%); tỷ lệ nghèo đa chiều năm 2024 là 2,32%; 100% tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia; đến cuối năm 2023 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 50 triệu đồng.
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đã được quan tâm, đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển: Đến hết năm 2024, có 01 tuyến đường Quốc lộ, 5 tuyến Tỉnh lộ với chiều dài 83,8 km đi qua địa bàn huyện đã được đầu tư xây mới và nâng cấp đạt tiêu chuẩn; đầu tư làm mới được trên 300 km đường nhựa, bê tông; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã thuận lợi; hệ thống giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp; xây mới, sửa chữa trên 188 phòng học, chức năng ở các cấp học; xây mới 09 trạm y tế.
Sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học công nghệ gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản xuất: Hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất, kết hợp nâng cấp hệ thống giao thông nông thôn; đưa một số giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao vào sản xuất, quy hoạch hình thành vùng sản xuất tập trung; xây dựng nhiều mô hình kinh tế vườn, mô hình trang trại, mô hình trồng cây ăn quả... có áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, với nhiều sản phẩm nông nghiệp công nhận đạt tiêu chuẩn VietGap, Hữu cơ, HACCP (Lòn bon, Chuối, Măng cụt). Tiên Phước trở thành điểm sáng huyện trọng điểm phát triển kinh tế vườn của tỉnh Quảng Nam. Công tác xúc tiến thu hút đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đạt kết quả cao, đã có các doanh nghiệp vào liên kết sản xuất; chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư sang chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp, bán công nghiệp, trang trại, gia trại.
Y tế, giáo dục có bước phát triển toàn diện, cơ sở vật chất y tế tiếp tục đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn, đến nay đã có 15/15 xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế, Trung tâm Y tế huyện được công nhận bệnh viện hạng 2; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 98,9%; 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm đủ điều kiện theo quy định; chương trình phòng chống suy dinh dưỡng được triển khai thực hiện có hiệu quả, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm mạnh so với năm 2015. Chất lượng phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ngày được nâng cao, đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi một cách vững chắc, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở đạt mức độ 2, xóa mù chữ mức độ 2; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia 90,7% (39/43 trường); chất lượng giáo dục toàn diện luôn xếp đầu toàn tỉnh.
Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Tiên Phước có vị trí chiến lược quan trọng, có bề dày lịch sử vẻ vang. Quê hương của Nhà chí sỹ yêu nước Huỳnh Thúc Kháng, Quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, vùng đất có truyền thống hiểu học và người dân thông minh, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; có truyền thống đoàn kết, luôn tin tưởng, ủng hộ, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” đã trở thành phong trào thi đua sâu rộng, thường xuyên ở các xã, thôn trong toàn huyện.
Hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, an ninh, quốc phòng được củng cố, giữ vững. Hệ thống chính trị cơ sở ngày càng vững mạnh, cơ sở vật chất, nơi làm việc, trang thiết bị được đầu tư, nâng cấp. Các tổ chức trong hệ thống chính trị được củng cố và ngày càng vững mạnh, chất lượng hoạt động, tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân được cải thiện rõ rệt. Quốc phòng - an ninh được cấp ủy, chính quyền và Nhân dân quan tâm thực hiện; đã xây dựng 15 tổ tự quản về an ninh trật tự, 15 tổ hòa giải. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được đảm bảo, chủ động giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tôn giáo, an ninh nông thôn, bảo vệ chính trị nội bộ. Công tác khám, tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc đảm bảo, hoàn thành 100% chỉ tiêu trên giao. Diễn tập khu vực phòng thủ cấp huyện được tỉnh Quảng Nam xếp loại khá.
Chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, chỉnh trang vườn huy động nguồn lực của nhân dân, hợp tác xã, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc sản, đặc hữu có giá trị kinh tế cao. Huyện đã huy động được khá lớn nguồn lực từ Nhân dân và các nguồn tài trợ, hỗ trợ khác, tạo điều kiện người dân tự chủ hơn trong việc triển khai thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn; từ đó thúc đẩy mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, góp phần hạn chế nợ đọng trong xây dựng nông thôn mới. Việc huy động sức dân được thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia rất tích cực của người dân. Đây có thể coi là một trong những thành công trong xây dựng nông thôn mới ở Tiên Phước.
Đến nay, huyện có 100% số xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và hằng năm duy trì đạt chuẩn 19/19 tiêu chí. 02 xã Tiên Cảnh, Tiên Phong được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2023. Huyện đã hoàn chỉnh quy trình thẩm tra mức độ đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao đối với xã Tiên Mỹ, đang trình tỉnh xét, công nhận xã Tiên Mỹ đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2023. Thị trấn Tiên Kỳ được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh. Về thực hiện Bộ tiêu chí Huyện nông thôn mới, qua rà soát đến nay huyện thực hiện đạt chuẩn 9/9 tiêu chí, hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024. Về xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, đến nay, UBND huyện đã phê duyệt cho 63/77 thôn xây dựng Phương án thôn nông thôn mới kiểu mẫu (tỷ lệ 81,8%); trong đó có 24/63 thôn được công nhận đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu (tỷ lệ 38,09%). Làng Lộc Yên là một trong những điển hình trong xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu gắn với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích, danh thắng, không gian văn hóa làng, phát triển du lịch. Kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư, bộ mặt nông thôn của huyện đã thay đổi rõ nét, chất lượng đời sống của nhân dân được nâng cao, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn.
Kết quả đạt được về xây dựng nông thôn mới về cơ bản là đáng mừng, song vẫn còn những khó khăn như xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới của huyện thấp, trong thời gian ngắn thực hiện đồng thời 04 mục tiêu xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu, xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và huyện đạt chuẩn nông thôn mới, nhu cầu nguồn lực thực hiện nhóm Tiêu chí về kết cấu hạ tầng rất lớn. Định mức hỗ trợ thực hiện chương trình nông thôn mới của Trung ương, của Tỉnh thấp, nguồn thu trên địa bàn hạn chế, dẫn đến khó khăn về huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Bộ tiêu chí nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được ban hành với nhiều chỉ tiêu, tiêu chí nâng cao hơn so với giai đoạn trước đã gây không ít khó khăn cho huyện trong thực hiện Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Trong giai đoạn 2025 - 2030, huyện Tiên Phước chủ trương nâng cao chất lượng xây dựng thôn mới để tiếp tục cải thiện, nâng cao toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của người dân; phấn đấu xây dựng Tiên Phước thành huyện có kết cấu hạ tầng cơ bản hiện đại, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, tiến bộ; gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; phát huy dân chủ, xây dựng khối đoàn kết trong cộng đồng dân cư; bảo vệ tốt môi trường sinh thái; đảm bảo an ninh trật tự; xây dựng Tiên Phước đạt chuẩn huyện nông thôn mới nâng cao, huyện nông thôn mới kiểu mẫu trước năm 2030./.
KẾT QUẢ XÂY DỰNG CỤM KIỂU MẪU THÔN HỘI LÂM, XÃ TIÊN CHÂU - MÔ HÌNH HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
BAN BIÊN TẬP
Hơn một năm sau khi Đảng ủy tổ chức phát động thực hiện xây dựng cụm dân cư kiểu mẫu thôn Hội Lâm gắn với thực hiện chuyên đề toàn khóa - chuyên đề năm 2021 “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước, phồn vinh, hạnh phúc”. Hôm nay, đi trên tuyến đường vào cụm dân cư kiểu mẫu thôn Hội Lâm, chúng ta sẽ thấy có những đổi thay với con đường làng sạch đẹp, thông thoáng, có những tấm Pano, khẩu hiệu trực quan tuyên truyền được gắn ngay ngắn, hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo dọc tuyến đường, những hàng cau, cây hoa được Nhân dân trồng và chăm sóc xanh tốt. Nhà ở của Nhân dân trong cụm đều sạch sẽ gọn gàng với nhiều ngõ đá, bờ cây xanh, hàng hoa ngũ sắc dẫn từ đường vào nhà…đấy là những hình ảnh quen thuộc ở cụm kiểu mẫu thôn Hội Lâm làm cho những người con xa quê luôn muốn quay về, một vùng quê yên bình, sạch đẹp và đáng sống. Chính vì thế Đảng ủy thường xuyên tập trung lãnh chỉ đạo và triển khai thực hiện tốt hơn cụm kiểu mẫu, thôn nông thôn mới kiểu mẫu trong thời gian đến.
Sau khi Kế hoạch số 67-KH/HU, ngày 16/3/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy được ban hành, Đảng ủy xã lãnh đạo triển khai thực hiện mô hình cụm dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thôn Hội Lâm thể hiện tinh thần quyết tâm hoàn thành đúng theo lộ trình đề ra. Đã chỉ đạo quyết liệt, sự vào cuộc tích cực của hệ thống chính trị từ xã đến thôn và huy động sức mạnh và phát huy ý thức tự giác của người dân trong thực hiện xây dựng cụm kiểu mẫu. Qua hơn một năm phát động đã được Ban Thường vụ Huyện ủy công nhận mô hình học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với Cụm dân cư tổ 3,6,8 thôn Hội Lâm, xã Tiên Châu theo Quyết định số 1028-QĐ/HU ngày 11/10/2023. Đây mới chỉ là kết quả ban đầu nhưng là niềm vui lớn và đã động viên khích lệ tinh thần không chỉ riêng đối với Nhân dân trong cụm kiểu mẫu mà là của Nhân dân trong toàn xã Tiên Châu nói chung trong phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới.
Thôn Hội Lâm là thôn cách trung tâm của xã Tiên Châu khoảng 1km, có diện tích tự nhiên: 1079,9 ha; dân số của thôn: 1.518 khẩu với 351 hộ. Hiện còn 09 hộ nghèo, 13 hộ cận nghèo. Trong những năm qua, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, với sự nỗ lực phấn đấu của Chi bộ, Nhân dân cùng với sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, thôn Hội Lâm đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Thực hiện phương án xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, hiện nay cán bộ và Nhân dân thôn Hội Lâm đã và đang quyết liệt tập trung thực hiện, đến nay đạt 08 tiêu chí, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí và đề nghị huyện thẩm tra công nhận thôn kiểu mẫu trong năm 2024.
Một trong những yêu cầu trong xây dựng nông thôn mới là xây dựng thành công “Thôn nông thôn mới kiểu mẫu”, đổi mới toàn diện thôn từ cảnh quan, môi trường, đường làng, ngõ xóm, vườn, nhà ở đến văn hóa sinh hoạt của người dân trong thôn. Từng bước phát triển về kinh tế, đổi mới sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện thực tế của vùng dân cư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng, dịch vụ đáp ứng những yêu cầu thiết yếu của người dân một cách đầy đủ, chất lượng nhất. Vì vậy, Tiên Châu xác định việc xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần thực hiện thành công xây dựng nông thôn mới nâng cao xã Tiên Châu vào năm 2025.
Có được kết qủa trong thực hiện mô hình cụm kiểu mẫu như hôm nay thì công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách về xây dựng NTM gắn với cụm dân cư NTM kiểu mẫu phải thực hiện thường xuyên liên tục và được giao cho cho các ngành, hội đoàn thể, chi bộ triển khai, phổ biến đến cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và toàn thể Nhân dân trên địa bàn xã với nhiều hình thức, giúp cho cán bộ và Nhân dân nhận thức sâu sắc hơn mục đích, nội dung về xây dựng NTM, thôn NTM kiểu mẫu, cụm dân cư NTM kiểu mẫu. Đảng ủy xã đã chú trọng công tác tuyên truyền về nội dung, mục tiêu, ý nghĩa của việc thực hiện mô hình xây dựng cụm dân cư NTM kiểu mẫu với tinh thần phát huy sức mạnh hệ thống chính trị, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng thành công cụm dân cư NTM kiểu mẫu thông qua nhiều hình thức như: tuyên truyền thông qua các buổi sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội, hội nghị Nhân dân các thôn, qua hệ thống truyền thanh của xã, tuyên truyền trên hệ thống panô, áp phích ... Ngoài ra, có các phong trào hưởng ứng chương trình xây dựng Nông thôn mới như: “Tuổi trẻ xung kích, sáng tạo xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của Đoàn Thanh niên; Phong trào “5 không 3 sạch” và “Vườn sạch, nhà đẹp” của Hội Liên hiệp Phụ nữ; Phong trào “thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” của Hội Nông dân, Phong trào “Cựu chiến binh gương mẫu”, mô hình camera an ninh, … Qua đó, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới bằng các hoạt động thiết thực như: Nhân dân tự giác, tích cực tham gia hưởng ứng, chủ động thực hiện phong trào, hăng hái trong lao động sản xuất, phát triển kinh tế, chỉnh trang nhà ở, công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, đặc biệt là tham gia đóng góp công sức, tiền của, hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội…
Nhân dân trong cụm đã họp bàn triển khai thực hiện các tiêu chí cụm kiểu mẫu, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước. Các hộ trong cụm tham gia sinh hoạt theo quy chế đề ra. Hằng tháng tham gia phát dọn vệ sinh tuyến đường, trồng các loại hoa và cây xanh dọc tuyến đường từ ngõ ông Hải đến Vũng Tràm. Tham gia góp tiền, công để bắt điện năng lượng mặt trời chiếu sáng dọc tuyến đường. Nhân dân thực hiện tốt Đề án 03 của UBND huyện về phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại 16 hộ với kinh phí thực hiện hơn 790 triệu đồng. Nhân dân trong cụm đã tự nguyện hiến 1000 m2 đất, cây cối, công trình phụ có giá trị hơn 850 triệu đồng để mở rộng và nâng cấp đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài trên 1,8km; tham gia hơn 150 công phát quang, dọn vệ sinh tuyến đường, trồng 540 cây cau, 50 cây osaka với kinh phí 99,18 triệu đồng và nhiều loại hoa, cây cảnh xen kẽ như sưa, chiều tím, sam, chuối nước, … đóng góp 19,5 triệu đồng bắt điện năng lượng mặt trời chiếu sáng trên tuyến đường.
Qua quá trình triển khai, thực hiện Đảng ủy rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn trong việc xây dựng cụm dân cư nông thôn mới kiểu mẫu như sau:
Một là, cần phải làm tốt công tác tuyên truyền để cả hệ thống chính trị và Nhân dân nhận thức đúng và đầy đủ về chương trình xây dựng nông thôn mới. Phải làm cho người dân xác định chính họ là chủ thể của xây dựng nông thôn mới thì Chương trình mới thật sự thành công.
Hai là, cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, nâng cao vai trò của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới;
Ba là, cần xác định những công trình, công việc bức xúc của người dân cần tập trung thực hiện tốt, từ đó tạo niềm tin và khí thế phấn khởi cho người dân, khơi dậy và phát huy được vai trò chủ thể của dân trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Bốn là, phải có tinh thần đoàn kết nội bộ tốt, phát huy dân chủ thật sự, người đứng đầu quyết liệt vào cuộc thì chương trình xây dựng nông thôn mới đạt kết quả cao. Việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong chương trình xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo thật sự dân chủ, người dân được tham gia bàn bạc, quyết định và có sự giám sát của cộng đồng dân cư để đảm bảo công khai, minh bạch.
Năm là, Chương trình xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không được chủ quan, nóng vội, nhưng phải hết sức tích cực, quyết liệt, vừa làm vừa rút kinh nghiệm hoàn thiện.
Sáu là, đẩy mạnh phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”; kịp thời khen thưởng, biểu dương những cá nhân, tổ chức tích cực tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng nông thôn mới và cần tăng cường kiểm tra, giám sát để có chỉ đạo, uốn nắn kịp thời.
C. TIN TRONG HUYỆN
Tiên Phước long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm cuộc đấu tranh Cây Cốc - Tiên Thọ
Sáng ngày 28/9, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Tiên Phước (Quảng Nam) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Cuộc đấu tranh Cây Cốc - Tiên Thọ (29/9/1954 - 29/9/2024). Dự lễ kỷ niệm có các đồng chí: Huỳnh Thị Thùy Dung – UVBTV, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Công Thanh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo sở, ban, ngành của tỉnh. Về phía huyện có các đồng chí: Phạm Văn Đốc – TUV, Bí thư Huyện ủy, CT HĐND huyện, Phan Văn Dương – Phó bí thư Thường trực Huyện ủy, Trầm Quế Hương - Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện, các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, các đồng chí nguyên lãnh đạo huyện cùng thân nhân gia đình người tham gia cuộc đấu tranh Cây Cốc, nhân dân các xã, thị trấn thuộc huyện.

Tại lễ kỷ niệm, đồng chí Phạm Văn Đốc, TUV, Bí thư Huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện cùng các đồng chí lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam huyện đã tặng quà tri ân Mẹ Việt Nam anh hùng và thân nhân gia đình có người tham gia cuộc đấu tranh Cây Cốc.
Diễn văn tại buổi lễ do đồng chí Trầm Quế Hương – Phó bí thư, Chủ tịch UBND huyện Tiên Phước đã ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng, kiên cường của đồng bào, đồng chí, đảng viên trong cuộc đấu tranh Cây Cốc.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Anh Tuấn đã bày tỏ lòng thành kính tri ân đến những người đã hy sinh tại cuộc đấu tranh Cây Cốc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn mong muốn cán bộ và nhân dân huyện Tiên Phước phát huy tinh thần cuộc đấu tranh Cây Cốc và truyền thống anh hùng, cần đoàn kết xây dựng huyện ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Huyện Tiên Phước phấn đấu về đích huyện nông thôn mới vào cuối năm 2024 và xã Tiên Thọ phấn đấu về đích xã nông thôn mới nâng cao vào năm 2025 như lộ trình đề ra.

Trước lễ kỷ niệm, lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMT tổ quốc Việt Nam huyện Tiên Phước cùng lãnh đạo xã Tiên Thọ đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm tại Tượng đài Cây Cốc, Nghĩa trang liệt sĩ xã Tiên Thọ và mộ Tổng Lãnh binh Trần Huỳnh, xã Tiên Thọ.
THƯỜNG TRỰC HĐND HUYỆN KHẢO SÁT VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 52/NQ-HĐND NGÀY 15/7/2022 CỦA HĐND HUYỆN THÔNG QUA ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON, TIỂU HỌC, TRUNG HỌC CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TẠI CÁC XÃ VÀ PHÒNG GD-ĐT HUYỆN.
Thực hiện Kế hoạch giám sát năm 2024. Vừa qua, Đoàn khảo sát của Thường trực HĐND huyện do đồng chí Nguyễn Minh Xinh - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch HĐND huyện làm Trưởng đoàn đã tổ chức khảo sát tại 03 xã: Tiên Mỹ, Tiên Cảnh, Tiên Thọ và Phòng GD-ĐT huyện về việc tham mưu, triển khai thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND huyện Thông qua Đề án “Phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, Trung học cơ sở giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 52/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND huyện) trên địa bàn huyện Tiên Phước để phục vụ giám sát UBND huyện trong thời gian đến.

(Quang cảnh buổi khảo sát tại xã Tiên Mỹ)
Tại buổi làm việc với các xã và khảo sát thực tế tại các trường trên địa bàn xã, các địa phương lần lượt báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết 52/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của HĐND huyện. Sau khi có Nghị quyết của HĐND huyện; Kế hoạch của UBND huyện và trên cơ sở chỉ đạo của Huyện ủy, các xã đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện công tác giáo dục đạt kết quả khá tốt từ cơ sở vật chất, trường lớp, đội ngũ giáo viên; công tác khuyến học, khuyến tài, xã hội học tập được quan tâm; công tác xã hội hóa được quan tâm; công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội ngày càng phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số hạn chế nhất định như: thiếu giáo viên, đồ dùng dạy học cho lớp 7, khối 8, khối 9 chưa đầy đủ; thiếu một số trang thiết bị cục bộ ở mọt số điểm trường; việc phát triển đảng viên chưa được quan tâm đúng mức...

( Quang cảnh khảo sát tại Phòng GD-ĐT huyện)
Trong thời gian qua, Phòng GD-ĐT huyện đã tham mưu trình UBND huyện ban hành Kế hoạch số 63/KH-UBND ngày 12/3/2024 về thực hiện Nghị quyết số 52/NQ-HĐND ngày 15/7/2022 của Hội đồng Nhân dân huyện. Ngoài ra, phối hợp tham mưu các giải pháp chủ yếu để phối hợp với các ban ngành, đoàn thể ở huyện, nhất là Phòng GDĐT để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường chuẩn quốc gia theo lộ trình. Chỉ đạo các trường duy trì chất lượng trường chuẩn, đối với các trường trong lộ trình xây dựng thường xuyên kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Ngoài ra, căn cứ chức năng nhiệm vụ của Phòng và chỉ đạo của các cấp, hằng năm Phòng GDĐT đã tham mưu UBND huyện ban hành nhiều kế hoạch chuyên đề để tổ chức thực hiện đảm bảo kế hoạch đề ra. Phối hợp với Phòng Nội vụ, Phòng TC-KH, Phòng KT-HT chủ động tham mưu UBND huyện luân chuyển, điều động giáo viên, cán bộ quản lý trường học; bố trí nguồn kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, sửa chữa trường học, mua sắm trang thiết bị cho trường học, bố trí đất đai để xây dựng trường… Tuy nhiên, với chức năng, nhiệm vụ của Ngành giáo dục trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế: Tham mưu UBND huyện ban hành Kế hoạch thực hiện Nghị quyết chưa kịp thời. Công tác tham mưu sửa chữa trường lớp học và mua sắm bổ sung thiết bị dạy học thực hiện chương trình GDPT 2018 còn chậm. Chỉ đạo công tác phối hợp trong việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đôi lúc chưa kịp thời. Đội ngũ giáo viên thừa, thiếu cục bộ ở các cấp học, chưa bổ sung đủ biên chế giáo viên MN-MG và tiểu học cho các trường; Công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, CBQL chưa đạt hiệu quả cao; chất lượng giáo dục mũi nhọn chưa bền vững; còn tình trạng học sinh vi phạm đạo đức, sử dụng thuốc lá điện tử...
Phát biểu kết luận tại các buổi khảo sát, đồng chí Nguyễn Minh Xinh ghi nhận sự nỗ lực của các địa phương trong triển khai thực hiện Nghị quết 52/NQ-HĐND của HĐND huyện; chia sẻ những khó khăn của các địa phương đã trao đổi tại buổi làm việc, cũng như tiếp thu các đề xuất của các xã đoàn khảo sát sẽ tổng hợp, chuyển tải đến UBND huyện trong buổi giám sát để để có giải pháp tháo gỡ kịp thời. Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện yêu cầu trong thời gian đến các xã tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng; phát huy vai trò của UBND, các ban, ngành, đoàn thể và các trường trên địa bàn để việc triển khai Nghị quyết 52 của HĐND huyện nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung trên địa bàn huyện nói chung. Đối với Phòng GD-ĐT huyện phải tiếp tục tham mưu UBND huyện các giải pháp căn cơ để triển khai thực hiện đạt kết quả Nghị quyết 52 của HĐND huyện đề ra; trong đó tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, nhất là đội ngũ lãnh đạo, quản lý đủ số lượng, nâng cao chất lượng và phối hợp các ngành, địa phương tham mưu thực hiện kịp thời công tác quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại đội ngũ cán bộ quản lý. Khẩn trương mua sắm, cung cấp đầy đủ thiết bị, đồng dùng dạy học cho các khối. Có giải pháp cụ thể chống học sinh bỏ học, vi phạm đạo đức học đường, sử dụng các chất kích thích, ma túy, thuốc lá điện tử... Đồng chí Phó Chủ tịch HĐND huyện cũng mong muốn các xã, thị trấn và Phòng giáo dục tiếp tục phối hợp thật tốt để triển khai công tác giáo dục của huyện nhà đạt kết quả cao nhất, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 với chủ trương đưa chất lượng giáo dục ở Tiên Phước phải tiệm cận, ngang bằng với các huyện đồng bằng trong tỉnh.
SỞ GDĐT TỈNH QUẢNG NAM TỔ CHỨC KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC VÀ CÔNG NHẬN TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TẠI TRƯỜNG MẪU GIÁO TIÊN AN
Thực hiện Quyết định số 1519/QĐ-SGDĐT, ngày 08/7/2024 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tỉnh Quảng Nam, Đoàn đánh giá ngoài với 7 thành viên, do đồng chí Thái Viết Tường - Giám đốc Sở GDĐT làm Trưởng đoàn đã đến trường Mẫu giáo Tiên An thực hiện nhiệm vụ đánh giá. Tham dự cuộc làm việc, có đồng chí Trần Thanh Hải - HUV, Trưởng phòng GD&ĐT, đồng chí Nguyễn Thị Lan - Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện. Về phía địa phương, có các đồng chí Phạm Nhất Hải - Bí thư Đảng bộ xã Tiên An, Phan Hồng Phát - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Tiên An và đầy đủ các cô giáo trong Hội đồng tự đánh giá trường Mẫu giáo Tiên An.

Từ chương trình làm việc đã được hoạch định sẵn, sau khi Thư ký đoàn công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá ngoài, thầy giáo Trưởng đoàn phân công thành viên phụ trách các tiêu chuẩn; nêu một số đề nghị của Đoàn đối với nhà trường để phối hợp hoàn thành kế hoạch khảo sát chính thức cả về thời gian, cách thức, nội dung làm việc của Đoàn và việc Hội đồng tự đánh giá nhà trường thuyết minh, làm rõ thêm Báo cáo tự đánh giá; cung cấp hồ sơ minh chứng; chỉ dẫn Đoàn xem xét về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ… để Đoàn có cơ sở đánh giá khách quan, chính xác về công tác tổ chức, quản lí; về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; về mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội; về hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường tại thời điểm đánh giá. Căn cứ Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT, ngày 22/8/2018 của Bộ GDĐT ban hành quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, sau một buổi nghiên cứu hồ sơ và thực tế hiện trạng nhà trường, Đoàn đánh giá ngoài đã thống nhất kết luận: Trường Mẫu giáo Tiên An đạt Cấp độ 2 về kiểm định chất lượng giáo dục và đạt Mức độ 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia năm 2024. Có thể nói trong điều kiện ngân sách đầu tư còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được quy định tại Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT, ngày 26/5/2020 của Bộ GDĐT về cơ sở vật chất trường học, dẫn đến một số cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện không thể thực hiện đăng ký đánh giá ngoài để công nhận trường đạt chuẩn quốc gia sau 5 năm thì kết quả trên đối với trường Mẫu giáo Tiên An là đáng ghi nhận và khích lệ.
HĐND HUYỆN TIÊN PHƯỚC THÔNG QUA MỘT SỐ NGHỊ QUYẾT TẠI KỲ HỌP CHUYÊN ĐỀ
- Ngày 16/9, HĐND huyện khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, thông qua một số tờ trình, dự thảo nghị quyết bổ sung danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch đầu tư công năm 2024 và phê duyệt chủ trương đầu tư một số công trình trên địa bàn. Các đồng chí Phạm Văn Đốc - TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện, Phan Văn Dương - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trầm Quế Hương - Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện, Nguyễn Minh Xinh - UVTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện đến dự. Tại kỳ họp, HĐND huyện đã xem xét, thông qua các tờ trình, dự thảo nghị quyết gồm; bổ sung danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025, kế hoạch đầu tư công năm 2024 và phê duyệt chủ trương đầu tư công trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích Căn cứ Tỉnh uỷ Quảng Nam (thuộc dự án nhóm C, kinh phí 300 triệu đồng, thực hiện giai đoạn 2024 - 2026); phân bổ kế hoạch vốn đầu tư công năm 2024 cho các công trình với tổng số tiền gần 6 tỷ đồng; bổ sung công trình tuyến đường từ đường trên đỉnh kè vào khu dân cư tổ 23, khối phố Bình Phước vào danh mục công trình xây dựng thị trấn Tiên Kỳ đạt chuẩn đô thị văn minh năm 2024 (tổng kinh phí gần 1,2 tỷ đồng); đầu tư công trình xây dựng Bia cho di tích lịch sử Lò Chén Phú Lâm (thôn 4), xã Tiên Sơn (với kinh phí 300 triệu đồng từ ngân sách tỉnh, thời gian thực hiện 2024 - 2026); bổ sung danh mục công trình huyện nông thôn mới giai đoạn 2023-2025 và điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn công trình nâng cấp, cải tạo tuyến đường ĐH2.TP đoạn qua địa bàn xã Tiên Thọ (trong đó, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn dự kiến ngân sách tỉnh 4 tỷ đồng, ngân sách huyện 900 triệu đồng, nay đề xuất điều chỉnh dự kiến ngân sách Trung ương trên 2,64 tỷ đồng, ngân sách tỉnh trên 1,3 tỷ đồng và ngân sách huyện 900 triệu đồng). Việc HĐND huyện thông qua các nghị quyết trên nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương; đồng thời, tạo cơ sở pháp lý cho công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền trong triển khai thực hiện nhiệm vụ đem lại hiệu quả tốt.
UBND HUYỆN TỔNG KẾT NĂM HỌC 2023-2024 VÀ TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI
Chiều ngày 17/9, UBND huyện tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ trong tâm năm học mới 2024 - 2025. Đồng chí Thái Viết Tường - Giám đốc Sở GD&ĐT đến dự. Năm học 2023 - 2024, công tác giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Tiên Phước tiếp tục đạt nhiều kết quả khá toàn diện. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm tăng cường đầu tư. Toàn huyện có 45 trường học từ cấp mầm non đến trung học phổ thông. Trong đó, cấp Mầm non có 15 trường với 3.158 trẻ; cấp Tiểu học có 13 trường với 6.472 học sinh; cấp THCS có 13 trường và 2 trường TH&THCS với 4.348 học sinh và 2 trường THPT với gần 2.200 học sinh. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên gần 1.400 người ở 4 cấp học. Đến nay, có 41/45 trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia, (tỷ lệ 91%). Năm học qua, có 1.085/1.088 học sinh được công nhận tốt nghiệp THCS, (đạt tỷ lệ 99,7%). Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng có 350/351 đỗ tốt nghiệp, (đạt tỷ lệ 99,72 %), trường THPT Phan Châu Trinh có 286/290 đỗ tốt nghiệp (đạt tỷ lệ 98.62%). Để chuẩn bị cho năm học mới huyện cho đầu tư sửa chữa 10 trường học với tổng kinh phí gần 5 tỷ đồng; đầu tư mua sắm trang thiết bị lớp 3, lớp 7 và mua sắm máy tính cho các trường Tiểu học, THCS với khoảng 2,7 tỷ đồng. Ngoài ra, UBND huyện hỗ trợ kinh phí cho 10 trường cải tạo, nâng cấp thư viện và hỗ trợ kinh phí cho trường chuyển về cơ sở mới xây dựng. Dịp này, Bảo hiểm xã hội huyện Tiên Phước và Bưu chính viễn thông VNPT Vinaphone chi nhánh Tiên Phước khen thưởng cho các trường thực hiện tốt công tác tham gia Bảo hiểm y tế đối với học sinh và thực hiện tốt hệ sinh thái Vnedu, sổ liên lạc điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học năm học 2023 - 2024.
TIN TỔNG HỢP
- Ngày 10/9, UBND huyện Tiên Phước vừa tổ chức hội nghị triển khai trồng cây quế Bắc (quế Yên Bái) giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030. Cây quế là cây trồng truyền thống có mặt rất lâu đời trên địa bàn huyện. Đến năm 2000, tổng diện tích toàn huyện hơn 1.500 ha. Sản lượng khai thác hàng năm đạt 600-800 tấn. Tuy nhiên, trong vòng hơn 20 năm trở lại đây sản phẩm quế liên tục bị rớt giá. Từ đó diện tích quế địa phương liên tục giảm, hiện chỉ còn khoảng trên dưới 100 ha. Theo tính toán của ngành chuyên môn, bình quân 1 ha keo nguyên liệu qua 4 đến 5 năm khai thác, tổng thu nhập khoảng 160 triệu đồng, lãi ròng hơn 84 triệu đồng/5 năm. Bình quân mỗi năm đạt 20 triệu đồng/ha. Trong khi đó, đối với cây quế bắc, bình quân 1 ha chu kỳ 10 năm khai thác, tổng thu nhập lãi ròng hơn 960 triệu đồng/ha. Bình quân mỗi năm đạt 96 triệu đồng /ha, cao gấp gần 5 lần so với cây keo. Để định hướng cho người dân phát triển cây quế Bắc (quế Yên Bái), UBND huyện đã xây dựng kế hoạch trồng thí điểm cây quế Bắc (quế Yên Bái) trên địa bàn huyện giai đoạn 2024 -2025 định hướng tới năm 2023. Phấn đấu năm 2025, vận động trồng thêm tối thiểu 30 ha trên đất rừng sản xuất. Năm 2026, huyện sẽ kiểm tra, đánh giá quá trình sinh trưởng, phát triển, sự phù hợp của cây quế Bắc trên địa bàn huyện qua 2 năm trồng thử nghiệm để xây dựng kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo.
- Ngày 20/9, Hội LHPN - Hội ND xã Tiên Ngọc phối hợp với Trung tâm dạy nghề thanh niên tỉnh Quảng Nam khai giảng khóa nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống cho hội viên nông dân, phụ nữ. Đến dự khai giảng có lãnh đạo Trung tâm dạy nghề thanh niên Quảng Nam, lãnh đạo phòng LĐ-TB&XH huyện; đại diện Thường trực Đảng ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể xã, và 32 học viên tham gia lớp học. Tiên Ngọc là xã miền núi, sản xuất nông nghiệp là chính, xã được công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023; để có thu nhập cao hơn cho nhân dân, hội viên, Hội LHPN - Hội ND xã đã vận động hội viên tích cực chuyển đổi ngành nghề từ nông nghiệp dần sang các dịch vụ kinh doanh hộ gia đình. Lớp học nghề Kỹ thuật pha chế đồ uống là dịp để hội viên, nhân dân có thêm kiến thức để thay đổi ngành nghề một cách phù hợp. Đây là ngành nghề có sự phát triển mạnh, không chỉ ở các quán cafe, ăn vặt mà còn ở những nhà hàng, khách sạn, … cùng với đó, thị trường tuyển dụng nghề pha chế trong lĩnh vực này đang rất cao và nhu cầu học để kinh doanh, mở quán cũng rất lớn. Học viên sau khi tham gia khoá học sẽ hiểu rõ về nhiều mảng kiến thức khác nhau, về nguyên liệu, công thức pha chế các loại đồ uống như cafe, trà, sinh tố, nước trái cây… Với thời gian học là 2,5 tháng với phương pháp “học đi đôi với hành”, học viên sẽ tham gia trực tiếp vào việc pha chế các loại đồ uống, đó cũng là bước đầu để có thể tìm hiểu về lĩnh vực này hoặc có thể sử dụng để phục vụ cho bản thân và gia đình. Phát biểu tại lễ khai giảng, các đồng chí lãnh đạo biểu dương các đơn vị trong việc phối hợp mở lớp dạy nghề cho hội viên và mong các học viên tham gia lớp học đầy đủ, học tập nghiêm túc để về áp dụng kiến thức vào thực tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Ban Chỉ đạo xây dựng Nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu xã Tiên Mỹ vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định của UBND huyện Tiên Phước công nhận thôn Trà Lai đạt chuẩn “Thôn NTM kiểu mẫu” năm 2023. Thôn Trà Lai có 1.027 nhân khẩu, được chia thành 6 tổ đoàn kết. Năm 2022, khi bắt tay vào xây dựng thôn NTM kiểu mẫu, thôn chỉ đạt 5/10 tiêu chí. Tuy nhiên qua gần 2 năm triển khai xây dựng thôn NTM kiểu mẫu đã đạt được những kết quả khả quan. 100% trục đường thôn được bê tông hóa và bắt điện chiếu sáng năng lượng mặt trời với chiều dài 5,17 km. Tỷ lệ đường trục chính thôn có cây xanh, cây bóng mát đạt trên 80%. Nhân dân trong thôn cùng với chính quyền hội đoàn thể tham gia trồng 3 tuyến đường hoa với chiều dài gần 2km. Ngoài ra, thôn có 6 tuyến đường ngõ xóm với chiều dài là 4,82 km, trong đó có 4,33 km được bắt hệ thống điện chiếu sáng năng lượng mặt trời. Kinh tế vườn được người dân quan tâm đầu tư, cải tạo trồng các loại cây ăn quả như măng cụt, cau, chuối, lòn bon, sầu riêng… Toàn thôn có 24/45 vườn đạt vườn mẫu cấp huyện; có 156/227 hộ xây dựng hàng rào, cổng ngõ phủ cây xanh, trồng hoa tạo không gian xanh - sạch - đẹp. Hiện thu nhập bình quân đầu người của thôn Trà Lai đạt trên 48 triệu đồng/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,73%. Thôn đạt 10/10 tiêu chí thôn NTM mới kiểu mẫu vào cuối năm 2023. Tại buổi lễ, Chủ tịch UBND xã Tiên Mỹ đại diện cho Ban Chỉ đạo xây dựng NTM kiểu mẫu xã trao Quyết định của UBND huyện Tiên Phước công nhận thôn NTM kiểu mẫu năm 2023 cho tập thể cán bộ và nhân dân thôn Trà Lai. Được biết, đến nay xã Tiên Mỹ có 3/6 thôn đạt chuẩn thôn NTM kiểu mẫu gồm thôn Mỹ Thượng Tây, thôn Tiên Phú Đông và thôn Trà Lai. Xã Tiên Mỹ phấn đấu đạt xã NTM nâng cao vào cuối năm 2024.
- Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tiên Cảnh vừa phối hợp với Công an xã tổ chức tọa đàm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống kiểm soát và cai nghiện ma túy năm 2024. Đến dự có đại diện lãnh đạo xã Tiên Cảnh, cha mẹ có con em nghiện ma túy và thanh niên đang cai nghiện bằng thuốc Methadone trên địa bàn. Thời gian qua, công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và quản lý người sau cai nghiện trên địa bàn xã Tiên Cảnh đã đạt được những kết quả nhất định. Hiện tổng số người nghiện Công an Tiên Cảnh đang quản lý 80 đối tượng, trong đó; có 50 đối tượng nghiện ở ngoài cộng đồng, 3 đối tượng ở nhà tạm giam, tạm giữ và đưa đi cai nghiện bắt buộc 27 đối tượng. Có 52 đối tượng trên địa bàn xã đang điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại Trung tâm Y tế huyện. Tại buổi tọa đàm các đại biểu đã tập trung thảo luận đánh giá, làm rõ tình hình người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy và người liên quan đến ma túy phạm tội về trật tự xã hội trên địa bàn xã. Phân tích, nêu rõ thực trạng, những khó khăn và đề xuất giải pháp trong công tác thời gian tới. Đồng thời, các đại biểu cũng nêu những khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng chống ma túy trong giai đoạn hiện nay; thanh niên sau cai nghiện, tái hòa nhập cộng đồng khó tìm được công việc; nguồn vốn vay dành cho thanh niên hoàn lương còn thấp; nguồn kinh phí cho cán bộ cơ sở làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ người cai nghiện…
D. VĂN BẢN MỚI:
* Văn bản của TW, tỉnh:
- Kế hoạch số 469-KH/TU, ngày 13 tháng 9 năm 2024 của Tỉnh ủy Quảng Nam về Tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025-2030 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
- Kế hoạch 465-KH/TU, ngày 05 tháng 9 năm 2024 của 1521-QĐ/TU, ngày 07/8/2024 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Quy định số 144-QĐ/TW, ngày 09/5/2024 của Bộ chính trị về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới.